Học tập tại New Zealand sẽ là thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những gì bạn cần biết về đời sống đại học khi đi du học New Zealand nhé.
Những ngọn đồi xanh mướt với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ đang vẫy gọi nhóm du học sinh New Zealand. “Nguyên hình” cho bối cảnh Tâm Trái Đất của J.R.R đã nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng và sức hấp dẫn đặc biệt đối với những người trẻ mong muốn được trải nghiệm một phong cách sống hoàn toàn khác biệt.
Về mặt học thuật, New Zealand vẫn đang phát triển, dù còn hơi tụt hậu trên các bảng xếp hạng quốc tế: BXH Đại học Thế giới năm nay của Times Higher Education đã xếp Đại học Auckland ở vị trí thứ nhất trong nước, nhưng trên thế giới lại chỉ thuộc tốp 201-250. Các trường khác thậm chí xuống thấp tới hạng 600.
Nước Úc bên cạnh sở hữu số lượng sinh viên quốc tế cao ngất, nhưng New Zealand vẫn đang tiếp tục đạt được danh tiếng về đời sống tự nhiên, nền chính trị thân thiện và một lối sống hữu cơ toàn diện, có thể nói là sự kết hợp hoàn hảo cực hấp dẫn đối với giới trẻ.
Bạn có biết? CEI là trung tâm tư vấn du học uy tín và miễn phí từ 2009, ngàn hàng học sinh đã được CEI tư vấn thành công. Xem thêm: Tại sao bạn nên chọn tư vấn du học với CEI?
Những khác biệt ban đầu
Mỗi khi đặt chân tới một vùng đất mới, bạn sẽ phải đối mặt với những khác biệt về văn hóa và khí hậu có thể khiến bạn cảm thấy mất cân bằng. New Zealand cũng chẳng ngoại lệ, nhưng về tổng thể, người Kiwi khá thân thiện, nên đừng ngạc nhiên nếu có người lạ trò chuyện với bạn như thể hai người là bạn vong niên nhé. Và là du học sinh, có lẽ bạn sẽ muốn chung sống hòa hợp với những du khách nước ngoài khác.
Có một điều bạn cần lưu ý là kem chống nắng là vật dụng cần thiết trong những tháng xuân, bởi New Zealand khá gần với hố ôzôn Nam Cực.
Bảo hiểm y tế cũng rất cần thiết, để mua sự an tâm và để xin được thị thực du học, bởi bạn có thể được yêu cầu kiểm tra sức khỏe. New Zealand áp dụng hệ thống chăm sóc y tế được tài trợ chung bởi cộng đồng, nhưng hầu hết du học sinh không đáp ứng đủ điều kiện sử dụng hệ thống này. Chỉ có sinh viên đến từ Úc và Anh Quốc mới được phép vận dụng hệ thống trong trường hợp khẩn cấp nhờ hiệp định hỗ huệ giữa nước họ và New Zealand. Sinh viên đến từ các nước khác chỉ có thể dựa vào gói bảo hiểm y tế của mình.
Xem thêm: Top 8 các trường đại học ở New Zealand
Mấu chốt về mặt học thuật
Với 2 trường đại học, thành phố Auckland là ngôi nhà của lượng du học sinh lớn nhất New Zealand – hơn 10,000 cá nhân đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại học Công nghệ Auckland là trường đại học chuyên ngành công nghệ duy nhất được chỉ định, còn Đại học Massey là cơ sở giáo dục duy nhất nhận đào tạo các lĩnh vực hàng không, khoa học nano và thú y.
Tại New Zealand, có rất ít cơ hội nhận học bổng dành cho du học sinh. Điều này chẳng bất ngờ khi cả nước mới chỉ có 8 trường đại học. Học bổng ở đây thường được trao cho nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ. Ví dụ, ở Đại học Auckland, chỉ có 2 chương trình học bổng đại học dành cho du học sinh không tới từ các quốc gia lân cận (trường có 3 học bổng dành cho sinh viên thuộc Chương trình Colombo và các nước Châu Á; 1 học bổng dành cho sinh viên của các trường đối tác). Trong khi đó, học bổng ở cấp bậc tiến sĩ thì có tận 5 (cộng thêm 1 học bổng dành cho du học sinh tốt nghiệp từ trường đại học của New Zealand).
Mỗi trường học và ngành học lại có các yêu cầu đầu vào khác nhau. Du học sinh New Zealand được đánh giá dựa trên thành tích, không kèm giá trị tương đương dưới dạng số. Một số trường đại học như Massey sẽ yêu cầu bạn sở hữu thành tích ngang với điểm thi tuyển sinh đại học NCEA Bậc 3 của New Zealand, bất kể ngành học mà bạn chọn là gì (Ở Anh Quốc, điểm này tương đương với 3 điểm A ở bậc A và 1 điểm C hoặc cao hơn ở bậc GCSE). Nếu cần cân nhắc các ngành học, yêu cầu đầu vào, thị thực, lựa chọn tài chính, việc thu xếp sinh hoạt, thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tư vấn giáo dục hiểu biết về hệ thống để giảm bớt áp lực.
Cấu trúc chương trình học ở New Zealand yêu cầu bạn phải chọn một chuyên ngành để theo học, nhưng khi đề cập tới những gì bạn thực sự được học thì lại linh hoạt hơn rất nhiều. Trong quá trình chọn môn, cả chương trình học sẽ được chia làm các môn chính và các môn tự chọn. Môn chính là môn chuyên ngành; những môn này sẽ hình thành lĩnh vực nghiên cứu chính của bạn. Môn tự chọn là môn học tùy chọn theo sở thích dành cho các lĩnh vực khác. Ví dụ, bạn có thể chọn môn chính về khoa học máy tính nhưng vẫn có thể theo đuổi sở thích diễn xuất với các môn tự chọn về nghệ thuật biểu diễn. Tín chỉ nhận được từ những môn này được tính cho học vị khoa học máy tính của bạn. Hệ thống sẽ cho sinh viên được linh hoạt chế tạo chương trình học riêng của mình.
Lại nói về tín chỉ, mỗi môn học sẽ cho bạn một số lượng tín chỉ nhất định, thường là 15 hoặc 20. Một học vị cử nhân tiêu chuẩn cần 360 tín chỉ, hoặc 120 tín chỉ cho mỗi năm để đủ điều kiện tốt nghiệp. Sinh viên sẽ được trải nghiệm qua nhiều tiết học, hội thảo và nghiên cứu thực địa, và có lẽ là cả vị trí thực tập, công việc trong phòng thí nghiệm cũng như quá trình tự học nếu cần. Cả 3 (hoặc 4) năm học đại học đều được tổng kết để đánh giá học vị cuối cùng của bạn.
Cuộc sống hàng ngày
Ở New Zealand, thị thực sinh viên cho phép bạn làm việc bán thời gian lên tới 20 tiếng mỗi tuần với mức lương tối thiểu là 13NZD (6 Bảng). Tuy thị thực sinh viên được cấp với điều kiện bạn có thể chứng minh tài chính, nhưng dù sao thì chi phí sinh hoạt và học phí vẫn là một khoản thâm hụt lớn. Vì lẽ đó, bạn nên tìm kiếm việc làm thêm. Bạn sẽ cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau: chương trình học từ 2 năm trở lên và bằng cấp phải là bằng New Zealand, nhìn chung đều là những yêu cầu không quá khó khăn.
Xem thêm: Học Tập Và Làm Việc Tại New Zealand – Tất Cả Những Điều Cần Biết
Chi phí sinh hoạt sẽ dao động phụ thuộc vào nơi bạn ở, nhưng hầu hết các trường đại học đều sẽ đưa ra lời khuyên của họ về mức ngân sách lý tưởng. Nhìn chung, Đảo Bắc đông dân thường đắt đỏ hơn so với Đảo Nam nơi có những khoảng thiên nhiên rộng lớn. Tất cả các trường đều khuyến khích sinh viên sở hữu ngân sách từ 15,000NZD đến 27,000NZD. Mức ngân sách lý tưởng mà Đại học Otago đưa ra là thấp nhất – trung bình 16,000VND. Thêm vào đó, như một phần trong quy trình củng cố thị thực sinh viên, bất cứ ai học tập tại New Zealand hơn 1 năm đều phải có ít nhất 15,000NZD và kế hoạch cho chuyến bay khứ hồi về nước (hoặc 2,000NZD tiền mặt để chi trả cho khoản này trong tương lai).
Một thứ nữa có lẽ cũng sẽ rất cần thiết là phương tiện đi lại của riêng bạn. Các thành phố chính của New Zealand sở hữu mật độ dân số khá thấp. Dù đủ mọi tiện nghi và việc di chuyển bằng xe đạp cũng như giao thông công cộng khá dễ dàng, nhưng vì đất đai rộng mở, nên việc qua lại giữa các thành phố khá đắt đỏ. Có thể bạn sẽ cho rằng sở hữu một chiếc xe hơi sẽ tốn kém đáng kể, nhưng nếu mua một chiếc xe cũ giá rẻ rồi bán lại khi bạn về nước, thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuê (ngoài ra, không như nhiều quốc gia khác, bảo hiểm xe hơi không bắt buộc ở New Zealand, dù bảo hiểm bên thứ ba vẫn được khuyên dùng).
Tuy bị cô lập về mặt địa lý, cách người hàng xóm gần nhất – Úc – khoảng 900 dặm (1,450km), nhưng New Zealand vẫn là một quốc gia hiện đại với mức sống cao. Nơi đây có 3 ngôn ngữ chính. Tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng nhất với 96% dân số sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Te Reo Māori bản địa được sử dụng bởi 3.7% dân số (khoảng 150,000 người). Ngôn ngữ Ký hiệu của New Zealand cũng được coi là một ngôn ngữ chính, với hơn 20,000 (0.5%) người sử dụng.
Cuộc sống du học ở bất cứ quốc gia nước ngoài nào cũng có thể trở nên đầy hào hứng, bởi bạn sẽ được khám phá môi trường mới xung quanh và văn hóa lịch sử trong khi học tập về lĩnh vực yêu thích. Bạn nhất định phải dành thời gian tận hưởng nhé; New Zealand có rất nhiều điều thú vị và là địa danh hoàn hảo cho những người muốn giải tỏa cùng thiên nhiên mà không bỏ lỡ cảm giác khi sống trong thành phố lớn.
Tổng hợp bởi CEI. Nguồn: timeshighereducation