Khoa học máy tính sẽ dạy cho bạn mọi thứ về các ứng dụng, phần mềm và chương trình. Trong khi đó, công nghệ thông tin dạy bạn cách sử dụng và kiểm soát những thứ đó.
Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là gì?
Ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin thường bị nhầm lẫn và gộp chung thành ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) nhưng thật ra có một chút khác biệt giữa hai ngành này và cả hai đều yêu cầu các kỹ năng khác nhau.
Khoa học máy tính là một môn nghiên cứu chi tiết về cách thức hoạt động của máy tính và hệ thống máy tính. Ngành học tập trung hoàn toàn vào lập trình máy tính sao cho hiệu quả, bằng các thuật toán toán học để máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của lập trình viên. Trong ngành Khoa học máy tính, bạn cũng sẽ tìm hiểu về cách máy tính lưu trữ và xử lý thông tin cũng như cách con người và máy tính tương tác với nhau.
Bạn có biết? CEI là trung tâm tư vấn du học uy tín và miễn phí từ 2009, ngàn hàng học sinh đã được CEI tư vấn thành công. Xem thêm: Tại sao bạn nên chọn tư vấn du học với CEI?
Công nghệ thông tin là việc sử dụng máy tính để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác dữ liệu thông tin. Ngành học này liên quan đến việc cài đặt, tổ chức và bảo trì hệ thống máy tính cũng như thiết kế mạng và cơ sở dữ liệu vận hành. Một chuyên gia CNTT sẽ giữ cho các hệ thống và dữ liệu của công ty được bảo mật và giữ cho các mạng luôn hoạt động bình thường.
Các lĩnh vực chính trong ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin là gì?
Kiến thức về Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin rất rộng. Một số lĩnh vực chính trong Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin là phần mềm, mạng, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, an ninh mạng và tương tác giữa máy tính và con người.
Phần mềm
Thiết kế, phát triển và bảo trì, kiểm tra và đánh giá một phần mềm máy tính được gọi là kỹ thuật phần mềm và đòi hỏi kỹ năng lập trình cấp cao. Kỹ thuật phần mềm thường tập trung vào thiết kế và làm việc trên các dự án quy mô lớn với nhiều nhóm người. Do đó kỹ năng làm việc nhóm, quản lý dự án và giao tiếp là rất cần thiết trong lĩnh vực này bên cạnh kỹ năng lập trình kỹ thuật.
Mạng
Mạng liên quan đến bất cứ điều gì về kết nối thiết bị và các hệ thống. Cụ thể là chia sẻ tài nguyên và tạo giao thức để truyền dữ liệu. Các máy tính trong cùng một mạng sẽ có thể truy cập, tạo, xóa và thay đổi dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị như bộ chuyển mạch, modem, bộ định tuyến, cổng, v.v.
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực của khoa học máy tính nhằm tạo ra cỗ máy thông minh bắt chước công việc và phản ứng của con người. Có một số môn học chính trong trí tuệ nhân tạo như thị giác máy tính, nhận dạng giọng nói, lái xe tự trị, v.v. Trí tuệ nhân tạo có tính kỹ thuật cao và bộ máy được lập trình cho những đặc điểm nhất định như kiến thức, lý luận và giải quyết vấn đề.
An ninh mạng
An ninh mạng có nhiệm vụ bảo vệ máy tính, máy chủ, thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công độc hại. Và có thể được chia thành một số chuyên ngành thông dụng như bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng, bảo mật thông tin và bảo mật hoạt động. Một hệ thống an ninh mạng mạnh mẽ có thể bảo vệ người dùng và hệ thống khỏi các tội phạm mạng và ngăn chặn rò rỉ dữ liệu bí mật.
Tương tác giữa máy tính và con người (HCI)
Tương tác giữa máy tính và con người (HCI) là một lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào sự tương tác giữa con người và máy tính. Đó là một lĩnh vực rộng gồm nhiều khía cạnh như thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, thiết kế giao diện người dùng và thiết kế trải nghiệm người dùng. Mục tiêu của HCI là sản xuất một hệ thống chức năng thân thiện với người dùng và có thể đạt được sự tương tác hiệu quả, an toàn với con người.
Các kỹ năng quan trọng cần có trong lĩnh vực này là gì?
Để cạnh tranh và trở thành người có thành tích hàng đầu trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin, người ta cần có các kỹ năng như kỹ thuật như Java, SQL, Python, Linux, v.v.
Ngoài kỹ năng kỹ thuật, nhà tuyển dụng còn đặc ra một số kỹ năng quan trọng đối với chuyên gia Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và quản lý thời gian.
Kỹ năng giao tiếp
Làm việc tốt trong một nhóm là điều cần thiết trong lĩnh vực này vì nhiều dự án được thực hiện trong một nhóm. Vì thế, trong lĩnh vực này, kỹ năng giao tiếp tốt là rất quan trọng để đảm bảo sự rõ ràng trong trao đổi thông tin.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Lĩnh vực Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin đòi hỏi các kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ để đưa ra giải pháp CNTT phù hợp với nhu cầu của công ty. Bạn phải có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp một cách có hệ thống và logic cũng như suy nghĩ về cách tốt nhất để thực hiện dự án với hiệu quả tối đa.
Tư duy phản biện
Trong quá trình giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện đặc biệt quan trọng để bạn có thể tiếp cận và đánh giá các giải pháp đã đưa ra. Nó liên quan đến việc đưa ra những đánh giá hợp lý và khách quan trong quá trình giải quyết các vấn đề đòi hỏi kiến thức về Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng cho bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin. Vì lĩnh vực này đòi hỏi chuyên gia phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và bạn phải là người có khả năng quản lý tốt thời gian của mình để các dự án có thể được giao đúng hạn hoặc trước thời hạn.
Các yêu cầu đầu vào của ngành học là gì?
Các yêu cầu đầu vào sẽ phụ thuộc vào cấp độ học và quy định của trường đại học nhưng có một số yêu cầu đầu vào chung cho ngành học Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin ở Vương quốc Anh. Một số yêu cầu đầu vào phổ biến có thể kể đến là
Nếu bạn học để lấy chứng chỉ thì cần phải hoàn thành cấp độ trung học hoặc tương đương. Toán học và Khoa học GCSE từ điểm C trở lên và chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên.
Nếu bạn học cấp độ cử nhân thì phải đạt điểm C trở lên ở các môn Toán học và Khoa học của GCSE. Ngoài ra, bạn cần đạt chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên, bằng tú tài quốc tế 29 điểm. Bằng TOEFL 550 điểm, Pearson PTE Học thuật là 54. Đạt chứng chỉ tiếng Anh Cambridge (CPE) hoặc chứng chỉ Cambridge bằng tiếng Anh nâng cao (CAE)
Chương trình học sẽ kéo dài trong bao lâu?
Thời gian học sẽ tùy thuộc vào cấp độ nghiên cứu và loại hình tổ chức vì các trường đại học có các giáo trình khác nhau cho chương trình của mình. Cấp độ chứng chỉ sẽ kéo dài trong 1-2 năm. Bằng cấp cử nhân sẽ kéo dài trong 3-4 năm và bằng thạc sĩ, tiến sĩ là 1-2 năm.
Học phí du học Anh quốc ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin
Chi phí ước tính cho việc học chương trình Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin ở Anh dao động từ 40.000 đến 110.000 RM. Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê chi phí ước tính để học theo các cấp độ nghiên cứu. Cấp độ chứng chỉ sẽ có mức chi phí là 44.000 RM – 91.190 RM. Bằng cấp cử nhân sẽ giao động từ 88.000 RM – 499.125 RM và bằng thạc sĩ là RM102,575 – 111,540 RM.
Cơ hội việc làm trong ngành
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng của tương lai và nó đòi hỏi lực lượng lao động có kiến thức trong ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này có triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn. Có nhiều công việc trong lĩnh vực này bao gồm:
- Kỹ sư phần mềm
- Nhà thiết kế UX
- Phân tích dữ liệu
- Kỹ sư máy học
- Nhà phát triển hệ thống
- Kỹ sư cơ sở dữ liệu
- Lập trình máy tính
- Phân tích hệ thống máy tính
- Nhà phát triển phần mềm
- Nhà phát triển web
- Nhà phát triển di động
- Phần mềm thử nghiệm
- Kỹ sư đám mây
- Phân tích phần mềm độc hại
Du học Anh quốc nên chọn học trường nào có ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin?
Có rất nhiều trường đại học danh tiếng ở Vương quốc Anh dạy ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin, bao gồm Đại học Cambridge và Đại học Oxford nổi tiếng thế giới.
Bên cạnh hai trường đại học này, còn có những trường đại học khác ở Anh cũng đáng để xem qua. Đây là 5 gợi ý về những trường đại học có ngành nghiên cứu Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin tại Vương quốc Anh:
- Đại học Cambridge
- Đại học Oxford
- Đại học Hoàng gia Luân Đôn
- Đại học St Andrew
- Đại học Birmingham